ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ VẬT LÝ 6 I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Cách đặt thước đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng? Câu 2: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3 . Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng? A. V = 86cm3 B. V = 55cm3 C. V = 31cm3 D. V = 141cm3 Câu 3: Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100cm3 nước, đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3 . Thể tích của vật rắn là bao nhiêu? A. 40cm3 B. 90cm3 C. 70cm3 D. 30cm3 Câu 4: Bình chia độ ở hình dưới đây có GHĐ và ĐCNN là: A. 100cm3 và 10cm3 B. 100cm3 và 5cm3 C.100cm3 và 2cm3 D.100cm3 và 1cm3 Câu 5: Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là: A. km B. m 3 C. g D. kg Câu 6: Trọng lượng của quả cân 280g là A. 28N C. 2,8N B. 280N D. 0,28N Câu 7: Trên túi đường có ghi số 1kg. Số này cho biết: A. Sức nặng của túi đường B.Khối lượng đường có trong túi. C.Khối lượng của cả túi đường D.Thể tích của túi đường . Câu 8: Nên dùng bình chia độ có GHĐ 1500ml, ĐCNN 10ml để đo thể tích của lượng nước nào sau đây? A. 1200ml nước B. 50g nước C. 1600ml nước D. 2g nước Câu 9: Dùng bàn tay trái và bàn tay phải ép vào 1 quả bóng bay. Hai lực cân bằng là: A. Lực mà bàn tay trái tác dụng lên quả bóng bay và lực mà quả bóng bay tác dụng lên bàn tay trái là hai lực cân bằng. B. Lực mà bàn tay phải tác dụng lên quả bóng bay và lực mà quả bóng bay tác dụng lên bàn tay phải là hai lực cân bằng. C. Lực mà hai bàn tay tác dụng lên quả bóng bay là hai lực cân bằng. D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng. Câu 10: Dùng hai tay uốn cong thanh tre. Lực uốn của tay đã làm cho thanh tre bị ……………………… A. Biến đổi chuyển động. C. Vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng. B. Biến dạng D. Không biến đổi chuyển động, cũng không biến dạng Câu 11. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi: A. Trọng lực của một quả nặng. B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt. C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng. II. TỰ LUẬN Câu 12. Khối lượng là gì? Đơn vị đo khối lượng? Để đo khối lượng, ta dùng dụng cụ gì? Câu 13. Lực là gì? Hãy nêu kết quả tác dụng của lực. Lấy 1 ví dụ chứng tỏ rằng lực tác dụng có thể làm vật biến dạng. Câu 14. Trọng lực là gì? Nêu phương, chiều của trọng lực. Câu 15. Hãy nêu cách dùng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước. Câu 16. Trên một túi kẹo có ghi 450g. Số này cho biết điều gì? Câu 17. Dùng tay uốn nhẹ một cây thước kẻ. Lực mà bàn tay tác dụng lên cây thước kẻ đã làm cho cây thước kẻ…………….. Câu 18. Đổi các đơn vị sau: a. 200 cm3 = ……….. dm3 b. 15m = ……………km c. 32 dm3 = ……….. m 3 d. 470 g = ………. Kg e. 5 lạng = …………g Câu 19. a. Một quả cân 200g có trọng lượng là…………… b. Một quả cân 300g có trọng lượng là…………… c. Một quả cân 150g có trọng lượng là…………… d. Một quả cân 12kg có trọng lượng là…………… e. Một quả cân có trọng lượng 5N thì có khối lượng là…………… f. Một quả cân có trọng lượng 1,2N thì có khối lượng là…………… Câu 20. Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước sau: Câu 21. Một bình tràn chỉ có thể chứa 200 cm3 nước, đang đựng 150 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 50 cm 3 . Tính thể tích của vật rắn ra đơn vị dm3 . Câu 22. Một bình tràn chỉ có thể chứa 250 cm3 nước, đang đựng 200 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm 3 . Tính thể tích của vật rắn ra đơn vị dm3 . Câu 23. Một bình tràn chỉ có thể chứa 250 cm3 nước, đang đựng 200 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 50 cm 3 . Tính thể tích của vật rắn ra đơn vị dm3 . Câu 24. Ban đầu trong bình chia độ có 25ml nước, khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 85ml. Tính thể tích hòn đá?. Câu 25. Trên 1 hộp mứt Tết có ghi 75g. Số 75g cho biết đều gì? GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 12. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Đơn vị đo khối lượng là kg. Để đo khối lượng, ta dùng cân. Câu 13. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng hoặc vừa biến đổi chuyển động vừa làm nó biến dạng. Ví dụ : Dùng tay uốn nhẹ một cây thước kẻ. Lực mà bàn tay tác dụng lên cây thước kẻ đã làm cho cây thước kẻ biến dạng. Câu 14. Trọng lực là lực hút của trái đất. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về trái đất. Câu 15. Cách dùng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước: Thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. Câu 16. Trên một túi kẹo có ghi 450g. 450g là khối lượng của kẹo chứa trong túi. Câu 17. Dùng tay uốn nhẹ một cây thước kẻ. Lực mà bàn tay tác dụng lên cây thước kẻ đã làm cho cây thước kẻ biến dạng. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
0 Nhận xét