Đề kiểm tra 15 phút - Đại số 8 - Chương 1 - Bài 3 Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Đề số 4
Đề bài
Bài 1. Chứng minh rằng: (x−y)2−(x+y)2=−4xy.
Bài 2. Chứng minh rằng (7n−2)2−(2n−7)2 luôn chia hết cho 9, với mọi giá trị nguyên của n.
Bài 3. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: P=−x2+6x+1.
Bài 4. Chứng minh rằng nếu (a2+b2)(x2+y2)=(ax+by)2 thì ay−bx=0.
LG bài 1
Phương pháp giải:
Sử dụng:
(A+B)2=A2+2AB+B2
(A−B)2=A2−2AB+B2
Lời giải chi tiết:
Ta có:
(x−y)2−(x+y)2
=(x2−2xy+y2)−(x2+2xy+y2)
=x2−2xy+y2−x2−2xy−y2
=−4xy (đpcm).
LG bài 2
Phương pháp giải:
Sử dụng:
(A−B)2=A2−2AB+B2
Lời giải chi tiết:
Ta có:
(7n−2)2−(2n−7)2
=(49n2−28n+4)−(4n2−28n+49)
=49n2−28n+4−4n2+28n−49
=45n2−45=45(n2−1).
Vì 45⋮9⇒45(n2−1)⋮9.
Vậy (7n−2)2−(2n−7)2 chia hết cho 9 (với mọi n thuộc Z)
)
Nhận xét: Số đã cho còn chia hết cho 45, với mọi n thuộc Z.
LG bài 3
Phương pháp giải:
Sử dụng: m−(x−a)2≤m với mọi x
Lời giải chi tiết:
Ta có:
P=−x2+6x+1.
=−x2+6x−9+9+1
=−(x2−6x+9)+10
=10−(x−3)2≤10, vì (x−3)2≥0 , với mọi x.
Vậy giá trị lớn nhất của bằng 10.
Dấu = xảy ra khi x–3=0 hay x=3.
LG bài 4
Phương pháp giải:
Sử dụng:
(A+B)2=A2+2AB+B2
(A−B)2=A2−2AB+B2
Lời giải chi tiết:
Ta có :
(a2+b2)(x2+y2)=(ax+by)2
Hay a2x2+a2y2+b2x2+b2y2=a2x2+2axby+b2y2
Hay a2y2−2axby+b2x2=0
Hay (ay−bx)2=0.
Suy ra ay−bx=0 (đpcm).
0 Nhận xét