Tóm tắt sách kết nối tri thức
https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-kn/index.jsp
https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-ct/ly-thuyet-mo-dau.jsp
Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chủ đề 0
1. Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
2. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
- Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học.
+ Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
+ Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
+ Chăm sóc sức khoẻ con người.
+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên - Chủ đề 0
1. Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như:
- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
- Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.
- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.
- Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
2. Vật sống và vật không sống
- Vật sống có biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học - Chủ đề 0
1. Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành
...
2. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết.
- Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
- Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.
- Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
- Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.
3. Giới thiệu một số dụng cụ đo
- Kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, ... là các đại lượng vật lí của một vật thể. Dụng cụ dùng để đo các đại lượng đó gọi là dụng cụ đo.
4. Kính lúp và kính hiển vi quang học
+ Kính lúp được sử dụng để quan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát.
+ Kính hiển vi được sử dụng để quan sát các vật rất nhỏ mà mắt thường không quan sát được.
Bài 4: Đo chiều dài - Chủ đề 1
1. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài
- Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre), kí hiệu là m.
- Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…
- Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN:
+ GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
2. Thực hành đo chiều dài
Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Uớc lượng chiều dài của vật cần đo.
Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.
Bài 5: Đo khối lượng - Chủ đề 1
1. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
- Để đo khối lượng người ta dùng cân.
Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa
Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ
Cân y tế : .
Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…
2. Thực hành đo khối lượng
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.
Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
Bài 6: Đo thời gian - Chủ đề 1
1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.
+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác: giờ (hour: h), phút (minute: min), ngày, tuần, tháng…
1 giờ = 60 phút = 3600 giây
1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây
1 tuần = 7 ngày = 168 giờ = 10080 phút = 604800 giây.
- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…
2. Thực hành đo thời gian
Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
Bài 6: Đo thời gian - Chủ đề 1
1. Nhiệt độ và nhiệt kế
- Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Đơn vị đo nhiệt độ:
+ Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu: K).
+ Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: 0C).
- Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử,…
Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép) và nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế).
2. Thang nhiệt độ
Thang nhiệt độ Celsius, oC :
Nhiệt độ đông đặc của nước (0 oC) và nhiệt độ sôi của nước (100 oC)
Thang nhiệt độ Farenhai, oF:
Thang nhiệt độ Kenvin, oK:
3. Thực hành đo nhiệt độ
Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.
Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Thực hiện phép đo.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
Bài 9: Oxygen - Lý thuyết chi tiết - Chủ đề 3
1. Một số tính chất của oxygen
- Oxygen (O) là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí , tan ít trong nước
( 1 lit nước ở 20 độ C, ấp tuất 1 atm hòa tan được 31 ml khí oxygen).
- Oxygen là nguyên tố hóa học phổ biến nhất trên Trái Đất:
+ Ở dạng đơn chất có nhiều trong không khí.
+ Ở dạng hợp chất có trong nước, quặng, đất, đá, cơ thể người, động vật và sinh vật
- Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ thể tích gần đúng :
Oxygen (O) chiếm khoảng 21%,
Nitrogen (N) chiếm khoảng 78%
1% Carbon dioxygende, hơi nước và một số khí khác
2. Tầm quan trọng của oxygen
Oxygen (O2) có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy.
- Vai trò của oxygen với sự sống
+ Không có oxygen, con người không thể hô hấp, tồn tại và phát triển. Ở những nơi thiếu hoặc không đủ không khí, người ta sử dụng bình dưỡng khí để cung cấp thêm oxygen. Trong bệnh viện, oxygen được cung cấp để hỗ trợ người bệnh khi họ không tự chủ được hô hấp.
- Vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu:
+ Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,... để phục vụ đời sống con người.
3. Chú ý:
- Điều kiện sự cháy xảy ra:
+ Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải tiếp xúc và có đủ oxygen cho sự cháy
- Muốn dập tắt các đám cháy cần các biện pháp sau
+ Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
+ Cách li chất cháy với khi oxygen.
Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí - Chủ đề 3
1. Thành phần không khí
- Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.
2. Vai trò của không khí trong tự nhiên
- Không khí cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ các nhu cầu của đời sống.
- Không khí cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng tỉ lệ tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm.
- Không khí ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất.
- Không khí còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
- Nitrogen trong không khí có thể chuyển hoá thành dạng có ích giúp cho cây sinh trưởng và phát triển.
3. Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người
- Ô nhiễm không khí có thể xảy ra ở cả thành phố và nông thôn.
- Biểu hiện của ô nhiễm không khí :
+ Có mùi khó chịu
+ Giảm tầm nhìn
+ Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp.
+ Có một số hiện tượng thười tiết cực đoan: sương mù giãu ban ngày, mưa axit,...
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- Nguồn gây ô nhiễm không khí : con người hoặc tự nhiên
- Chất gây ô nhiễm không khí là các chất ở dạng
Bài 11: Một số vật liệu thông dụng - CHỦ ĐỀ 4
1. Một số vật liệu thông dụng
- Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
- Phân loại: Vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu sinh học, vật liệu silicate, vật liệu composite, vật liệu nano,...
2. Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu
Mỗi loại vật liệu đều có những tính chất riêng. Ví dụ:
+ Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ.
+ Vật liệu bằng nhựa và thuỷ tinh không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ.
+ Vật liệu bằng cao su không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng, không bị ăn mòn.
3. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
- Hạn chế sử dụng đổ vật nhựa đựng nước uống, thực phẩm, thức ăn,... Có thể thay bằng đồ thuỷ tinh.
- Không sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao (nước sôi, thức ăn nóng,...) nhằm tránh các hoá chất độc hại từ hộp nhựa lây nhiễm vào thức ăn, nước uống.
- Không sử dụng hộp nhựa để nấu, hâm nóng hay rã đông thực phẩm trong lò vi sóng. Khi dùng trong lò vi sóng nhiệt độ của thức ăn sẽ tăng lên, và sẽ tác động vào hộp đựng bằng nhựa, làm cho các chất gây hại có trong nhựa bị lây nhiễm ra thực phẩm. Có thể thay thế bằng hộp thuỷ tinh, bát đĩa bằng sành sứ để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ gia đình.
- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sê bị giòn, cứng,...). Không để các hoá chất dính vào cao su. Không tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu làm biến chất, lão hoá cao su.
- Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, để tránh hoen gỉ nên ngăn cách các vật liệu này với môi trường bằng một số biện pháp như sơn phủ bề mặt vật liệu, tra dầu mỡ, chế tạo vật liệu chống ăn mòn,...
- Nên sử dụng một số loại vật liệu thân thiện với môi trường như: gạch không nung tâm panen đúc sẵn, mái che kính, cửa gỗ chống cháy,...
Kết luận: Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả sẽ bảo vệ sức khỏe con người và tiết kiệm để giảm giá thành sản phẩm. Sử dụng các vật liệu mới, tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững.
Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng - CHỦ ĐỀ 4
1. Một số nhiên liệu thông dụng
- Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng.
- Dựa vào trạng thái người ta phân loại nhiên liệu thành:
+ Nhiên liệu khí (gas, khí than,…)
+ Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu…)
+ Nhiên liệu rắn (củi, sáp).
+ Nhiên liệu không tái tạo : dầu mỏ, khi đốt tự nhiên, khí hóa lỏng, dầu diels, ...
+ Nhiên liệu tái tạo : củi đốt, biogas, xăng sinh học
Dùng xăng sinh học và khí biogas ít hảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người
2. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu
- Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và tỏa nhiệt.
- Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.
3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
- Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
+ Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.
+ Tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.
- Một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
+ Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy
+ Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu.
+ Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.
4. Sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững - an ninh năng lượng
- An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.
- Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh thay thế các nhiên liệu hóa thạch là giải pháp sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường có tính bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng.
Bài 13: Một số nguyên liệu - CHỦ ĐỀ 4
1. Một số nguyên liệu thông dụng
Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo sản phẩm.
2. Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu
- Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hòa tan, phân hủy, ăn mòn,...
- Dựa vào tính chất của nguyên liệu mà ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.
3. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Nguyên liệu khoáng sản là tài sản quốc gia. Mọi cá nhân, tổ chức khai thác phải được cấp phép theo Luật Khoáng sản.
+ Tận thu nguyên liệu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên.
+ Khai thác nguyên liệu trái phép có thể gây nguy hiểm do mất an toàn lao động, ảnh hưởng đến môi trường.
- Nguyên liệu sản xuất không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Do đó, cẩn sử dụng chúng một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn và hài hoà về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường.
+ Sử dụng tối đa chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng thay cho nguyên liệu tự nhiên.
+ Hạn chế xuất khẩu nhiên liệu thô mà nên đầu tư công nghệ sản xuất những sản phẩm có giá trị.
+ Quy hoạch khai thác nguyên liệu quặng, đá vôi theo công nghệ hiện đại, quy trình khép kín,...để tăng hiệu suất khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Bài 14: Một số lương thực - thực phẩm - CHỦ ĐỀ 4
1. Một số lương thực phổ biến
- Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (chất đạm), lipit (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2, …) và các khoáng chất.
- Dựa vào các tính chất và ứng dụng khác nhau của mỗi loại lương thực mà người ta chế biến thành nhiều sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh dưỡng.
2. Một số thực phẩm phổ biến
- Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),...mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng,...) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.
* Cách bảo quản, chế biến và sử dụng một số loại lương thực, thực phẩm an toàn, hiệu quả.
- Bảo quản gạo, ngô, khoai, sắn ở nơi khô ráo để tránh bị mốc; khi thực phẩm bị mốc cần phải bỏ đi, không được sử dụng vì mốc sẽ tạo ra độc tố vi nấm, có hại cho sức khoẻ. Lớp ngoài cùng của hạt và mầm hạt gạo đều chứa các chất dinh dưỡng quý như đạm, chất béo, calcium và các Vitamin nhóm B. Không nên xaỵ xát gạo trắng quá kĩ dẫn đến làm mất chất dinh dưỡng. Khi nấu cơm cũng có thể làm mất đi Vitamin B1, vì vậy không vo gạo kĩ quá, nên dùng nước sôi và đậy vung khi nấu cơm.
- Hàm lượng chất bột trong khoai, sắn chỉ bằng 1/3 hàm lượng chất bột trong ngũ cốc. Do hàm lượng chất đạm trong khoai, sắn cũng ít nên dù ăn khoai, sắn nhiều vẫn cẩn phải ăn thêm nhiều chất đạm, nhất là đối với trẻ em để phòng suy dinh dưỡng.
- Không ăn khoai tây đã mọc mầm vì chứa chất độc có thể gây chết người.
- Sắn tươi có chứa độc tố, có thể gây chết người nên không được ăn sắn tươi khi chưa luộc chín. Khi ăn sắn tươi cẩn bóc bỏ hết phần vỏ hồng bên trong, ngâm nước 12-24 giờ trước khi luộc, khi luộc xong cần mở vung cho bay hết hơi để loại chất độc.
- Các loại thực phẩm thịt, cá nên sử dụng khi đang còn tươi, sống và cần chế biến kĩ. Nếu trong trường hợp cẩn tích trữ lâu dài có thể để trong ngăn lạnh của tủ lạnh hoặc tủ đá. Tuy nhiên, thời gian bảo quản không quá 3 ngày.
Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp - CHỦ ĐỀ 5
1. Chất tinh khiết
- Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.
Ví dụ: Nước cất, oxygen, bạc, muối tinh, đường tinh luyện,...
- Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định. Những tính chất này có thể dùng để nhận biết chất tinh khiết.
VD: Nước tinh khiết (nước cất) sôi ở 100 oC, nóng chảy ở 0oC.
- Chất tinh khiết có thể là:
+ Chất rắn (đường, muối)
+ Chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid)
+ Chất khí (oxygen, hydrogen, nitrogen)
2. Hỗn hợp
Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Ví dụ:
Bột canh là hỗn hợp có thành phần gồm nhiều chất như: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu,...
Nước khoáng thiên nhiên là hỗn hợp gồm nước và một số muối khoáng khác.
Vữa xây dựng là hỗn hợp gồm cát, xi măng, nước.
- Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một thành phần hỗn hợp.
- Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp và hàm lượng của chúng.
Ví dụ: Khi trộn lẫn các nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp, ta được bột canh. Nếu bớt một trong các thành phần thì vị của bột canh sẽ thay đổi do mỗi thành phần có tính chất riêng, tạo nên vị đặc trưng.
- Các nguyên vật liệu trong tự nhiên thường ở dạng hỗn hợp.
3. Hỗn hợp đồng nhất , hỗn hợp không đồng nhất
- Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.
Ví dụ: Nước đường, nước muối, rượu,...
Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.
Ví dụ: Sữa đặc và nước, bột mì và nước,..
4. Chất rắn tan và không tan trong nước
- Một số chất rắn tan được trong nước: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), phân bón hoá học,...
- Một số chất rắn không tan được trong nước: sắt, cát, đá vôi, bột mì,...
- Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
Muốn chất rắn tan nhanh trong nước có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:
- Khuấy dung dịch.
- Đun nóng dung dịch.
- Nghiền nhỏ chất rắn.
6. Chất khí tan trong nước
- Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau:
+ Khí hydrogen chloride (HCl - thường được biết ở dạng axit lỏng), ammonia (NH3) tan tốt trong nước.
+ Khí carbon dioxide (CO2), oxygen (O2) tan ít trong nước.
+ Khí hydrogen (H2), nitrogen (N2) gần như không tan trong nước.
7. Dung dịch – dung môi – chất tan
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
- Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.
- Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng
Ví dụ: Khi cho đường vào nước và khuấy đều, các hạt đường sẽ tan và phân bố đều vào nước, tạo thành hỗn hợp đổng nhất gọi là dung dịch đường. Khi đó: Đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch.
+ Dung môi thường là chất lỏng. Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước.
+ Nếu dung môi là những chất hữu cơ như xăng, dầu ăn, cồn,...gọi là dung môi hữu cơ.
+ Có những chất tan trong dung môi này nhưng không tan trong dung môi khác.
Ví dụ: Muối ăn là chất tan được trong nước nhưng không tan trong xăng hoặc dầu hoả.
Cao su tan được trong xăng nhưng không tan trong nước.
8. Huyền phù
- Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.
VD: Nước bột sắn dây, nước ép trái cây, sữa Magnesia
9. Nhũ tương
- Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.
Vd: sốt dầu giấm, sốt mayonnaise, sữa tắm, dầu gội đầu, sữa chua lên men
10. Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương
- Dung dịch: Chất tan hoà tan được trong dung môi, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Huyền phù: Hỗn hợp gồm các hạt rắn lơ lửng, phân tán trong môi trường lỏng. Ngược lại với dung dịch, nếu để yên huyền phù một thời gian thì các hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy, tạo thành một lớp cặn.
- Nhũ tương: Hỗn hợp gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường lỏng và thường là không hoà tan vào nhau.
Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - CHỦ ĐỀ 5
1. Sự cần thiết tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở các dạng hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục địch sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.
2. Một số phương pháp đơn giản tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
VD : Tách cát ra khỏi nước
- Chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hồn hợp lỏng không đồng nhất
VD: Tách dầu ăn ra khỏi nước
- Cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hổn hợp lỏng
VD: Tách muối khỏi dung dịch muối
Bài 17: Tế bào - CHỦ ĐỀ 6
1.1. Tế bào là gì?
- Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể của mọi sinh vật.
1.2. Kích thước và hình dạng của tế bào ra sao?
- Tế bào có kích thước nhỏ không quan sát được bằng mắt thường,
hoặc lớn có thể quan sát bằng mắt thường,
kích thước dao động 1Mm - 100mm
- Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau : hình cầu, hình đĩa, hình sợi, hình sao, ....
1.3. Tế bào được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?
Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là:
+ Màng tế bào: có chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
+ Chất tế bào: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
+ Nhân tế bào (tế bào nhân thực)/vùng nhân (tế bào nhân sơ): là nơi chứa vật chất di truyền và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
1.4A Thế nào là tế bào nhân sơ :
Tế bào nhân sơ : nhân không màng nhân được gọi là vùng nhân
(bao bọc vật chất di chuyền là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống)
1.4B Thế nào là tế bào nhân thực :
Tế bào nhân thực : nhân hoàn chỉnh, có màng nhân
(bao bọc vật chất di chuyền là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống)
Tế bào thực vật : có lục tạp, thực hiện chức năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào
Tế bào động vật : không có lục lạp
2.1 Tế bào lớn lên như thế nào?
- Tế bào thực hiện sự trao đổi chất để lớn lên đến một kích thước nhất định.
2.2 Thế nào là sự sinh sản của tế bào?
- Một số tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con gọi là sự sinh sản của tế bào.
Sau n lần sinh sản, sẽ nhân đôi, sẽ tạo thành 2^n tế bào mới
2.3 Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
- Cơ thể lopwsn lên là nhờ sự lớn lên và sinh sản của các tế bào
- Khi tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định, tế bào sẽ thực hiện quá trình sinh sản tạo ra các tế bào mới
- Từ một tế bào, sau mỗi lần sinh sản tạo ra hai tế bào mới
- Sự sinh sản làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể => Khi cơ thể ngừng lớn lên, tế bào vẫn tiếp tục sinh sản
2.4 Kính hiển vi ?
Tiêu bản quan sát trên kính hiển vi gồm có : lam kính, vật mẫu, la men
Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật - CHỦ ĐỀ 6
Chi tiết
Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào - CHỦ ĐỀ 7
1. Cơ thể đơn bào là gì và có cấu tạo như thế nào?
- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào.
-Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống.
- Ví dụ : trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lao, tảo lục, tảo silic, ...
2. Cơ thể đa bào là gì và có cấu tạo như thế nào?
- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào. Mỗi tế bào thực hiện một chức năng riêng nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể
- Cơ thể thực vật được cấu tạo tự các tế bào : tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút, ...
- Cơ thể động vật được cấu tạo tự các tế bào : tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì, ...
Vd: một số có thể đa bào : cây phượng, cây hoa hồng, con giun , con ếch, ...
Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào - CHỦ ĐỀ 7
Tế bào => Mô => Cơ quan => Hệ cơ quan => Cơ thể
1a. Mô là gì?
- Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định.
1b. Các loại mô
- Ở thực vật : Mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản
- Ở động vật : Mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì,
2a. Cơ quan là gì?
- Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
2b. Các loại cơ quan
3.1 Hệ cơ quan là gì?
Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định.
3.2 Cơ thể đa bào được cấu tạo như thế nào?
- Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan cùng thực hiện chức năng tạo thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống.
Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật - CHỦ ĐỀ 7
0 Nhận xét