XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ DỰA VÀO NGUYÊN TỬ KHỐI

 Phương pháp 

Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. Xác định tên và KHHH của nguyên tố X.

Hướng dẫn:

Diễn đạt X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần NTK của oxi là: X = 3,5.O

NTK của O đã biết → tìm được NTK của X →  dò bảng xác định được tên nguyên tố X → KHHH

Giải:
X = 3,5 . O = 3,5 . 16 = 56

=>  X là nguyên tố sắt, KHHH Fe.  

Ví dụ 2: Hợp chất của kim loại M với nhóm PO có công thức là M3(PO4)2. PTK = 267. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?

Đáp án:

   M3(PO4)2  = 267

ó3 M + 2 (31 + 4. 16) = 267

=>M =  (267 -190): 3 = 24

+ Tra bảng 1 SGK/ 42 g M là nguyên tố Magie (Mg).

Ví dụ 3: Biết ¼ nguyên tử X nặng bằng 1/3 nguyên tử Kali.

              Xác định tên và KHHH của nguyên tố X?

Đáp án: ¼ MX= 1/3MK = 1/3. 39 è MX= 1/3 x 39 x 4 = 52

                      X là nguyên tố Crom (Cr)




Bài tập vận dụng 

Bài 1
Một nguyên tử A nặng hơn nguyên tử oxi 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố X.

Bài 2
Một nguyên tử B nhẹ hơn nguyên tử brom 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố B.

Bài 3
Một nguyên tử X nặng hơn nguyên tử oxi 2,5 lần. Xác định tên và KHHH của X.

Bài 4
Một nguyên tử Y nhẹ và có khối lượng chỉ bằng 0,3 lần khối lượng nguyên tử canxi. Xác định tên và KHHH của Y.

Bài 5
Một nguyên tử D nhẹ hơn nguyên tử sắt 4 lần. Xác định tên và KHHH của D.

Bài 6
Biết rằng hai nguyên tử X nặng bằng 1 nguyên tử silic. Xác định tên và KHHH của X.

Bài 7
Có 6 nguyên tố được đánh số là: (1); (2); (3); (4); (5); (6). Biết rắng:

- Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần.
- Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần.
- Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần.
- Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần.
- Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần.
Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. Hãy tìm tên và KHHH của các nguyên tố nói trên.




Hướng dẫn

Đáp số:

Bài 1: A là lưu huỳnh, S.

Bài 2: B là canxi, Ca.

Bài 3: X là canxi, Ca.

Bài 4: Y là cacbon, C.

Bài 5: D là nitơ, N.

Bài 6: X là nitơ, N.