TÌM TÊN NGUYÊN TỐ X, KHHH KHI BIẾT PTK

Ví dụ: 
Một hợp chất gồm 1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử Oxi và nặng hơn phân tử hiđro 22 lần.
a/ Tính phân tử khối hợp chất.
b/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH


Cách 1
Phân tử hidro (2H) => PTK = 2 . 1 = 2
Hợp chất nặng hơn phân tử hidro 22 lần => PTK của hợp chất: 2.22 = 44
1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử O => hợp chất (1X; 2O)

=> PTK = X + 2.16 = X + 32
     =>  X + 32 = 2 . 22 = 44
     =>  X = 44 – 32 = 12
Vậy X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.


Cách 2
PTK hidro: 2 . 1 = 2
PTK hợp chất: 2.22 = 44
Ta có: X + 2.16 = 44 
=>  X = 44 – 32 = 12
=>  X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.


Cách 3
            H2 = 1.2 = 2
            XO2 = 22 H2
            XO2 = 22 . 2 = 44

   Mà XO2 = X + 16 . 2 
=>  X = 44 – 32 = 12
=>  X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.































































BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.
          1/ Tính phân tử khối hợp chất.
          2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
Bài 2
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử photpho 2 lần.
          1/ Tính phân tử khối hợp chất.
          2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
Bài 3
Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần.
          1/ Tính phân tử khối hợp chất.
          2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
 Hướng dẫn
Bài 1
ĐS: 1/ PTK = 62;           2/ X = 23 => X là Natri, Na.
Bài 2
ĐS: 1/ PTK = 62;           2/ X = 23 => X là Natri, Na.
Chú ý: 
Một số đơn chất phi kim như photpho, lưu huỳnh, silic, cacbon thì phân tử chính là nguyên tử.
P = 31.
Bài 3
ĐS: 1/ PTK = 64;           2/ X = 32 => X là lưu huỳnh, S.