Chương 1 - Tập hợp
$1. Tập hợp – Phần tử của tập hợp
1.1. Tập hợp
VD : + Tập hợp các đồ vật trên bàn => A ={sách, bút }
+ Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 => B ={0,1,2,3}
+ Tập hợp các chữ cái trong từ HO CHI MINH => C ={H,O,C,I,M,N}
1.2 Đặc điểm:
- Tên tập hợp là chữ cái in hoa
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự tùy ý
- Tập hợp không có phần tử, gọi là tập hợp rỗng => D=∅
- Quan hệ thuộc và tập hợp con => 0∈B ; 5 ∉B ; E={0,2}⊂B
1.3 Viết tập hợp :
Để viết tập hợp, thường có hai cách :
+ Liệt kê các phần tử của tập hợp => B ={0,1,2,3}
+ Chỉ ra tính chất của tập hợp => B={x∈N | x<4}
1.4 Minh hoa tập hợp : biểu đồ Ven
M ={bút}
H ={bút, sách, vở}
$2A. Tập hợp các số tự nhiên
2.1. Tập hợp N và N*
Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N
N = {0,1,2,3,…}
Các số 0,1,2,3,… là các phần tử của tập hợp N. Chúng được biểu diễn trên một tia số
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*
N* = {1,2,3,…}
2.2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
+ Khái niệm : <,≤ ,> ,≥
+ Tính chất bắc cầu : a < b và b<c => a<c
+ Số liền sau của 2 là 3
Số liền trước của 3 là 2
+ Số tự nhên nhỏ nhất : là 0
Số tự nhiên lơn nhất : không có
+ Tập hợp N có vô số phần tử
2.3.1. Số và chữ số
312 là số, số này có ba chữ số là 3,1,2
Số 13895 có chữ số hàng nghìn là 3; số nghìn là 13
Số 13895 có chữ số hàng trăm là 8; số trăm là 138
2.3.2. Hệ thập phân
Cách ghi số như trên là cách ghi số trong hệ thập phân
475 = 400 + 70 +5
= 4.100 + 7.10 +5
(ab) ̅ = a.10 + b kí hiệu (ab) ̅ chỉ số tự nhiên có hai chữ số
(abc) ̅= a.100 + b.10 + c
2.3.3. Số La Mã
Chữ số I V X L C D M
Giá trị 1 5 10 50 100 500 1000
III là 3 XIV là 16
VII là 7 XXIII là 23
IX là 9 XXVIII là 28
Lưu ý :
I chỉ có thể đứng trước V hoặc X, X chỉ có thể đứng trước L hoặc C, C chỉ có thể đứng trước D hoặc M.
Mỗi chữ số La Mã chỉ được dùng tối đa 3 lần
$*. Số phần tử của 1 tập hợp – Tập hợp con
*.1. Số phần tử của một tập hợp
A = {1} có 1 phần tử
B = {x,y} có 2 phần tử
C = {4,6,8,10,…,20} có ( 20 – 4):2 +1 = 9 phần tử <=> ( số cuối – số đầu):khoảng cách + 1
D = { x ϵ N | 5<x ≤16} có (16 – 6 ):1 + 1 = 11 phần tử
E = { x ϵ N | x+5=16 } => E = {11} nên có 1 phần tử
F = { x ϵ N| x+5=2 } => E = ∅ nên có 0 phần tử
G = {∅} có 1 phần tử
*.2. Tập hợp con
E = {x,y}
F = {x,y,c,d}
Ta thấy mọi phần tử thuộc tập hợp E đều thuộc tập hợp F
Vậy tập hợp E là tập hợp con của tập hợp F
Ký hiệu : E⊂F
Chú ý :
Nếu A⊂B và B⊂A thì A và B là hai tập hợp bằng nhau , kí hiệu A = B
$5. Phép cộng và phép nhân
5.1. Tổng và tích
a + b = c a . b = c
(số hạng) + (số hạng) = tổng (Thừa số).(Thừa số) = Tích
5.2. Tính chất của phép cộng và phép nhân
- Tính chất giao hoán :
a + b = b + a
a.b = b.a
- Tính chất kết hợp
(a + b) + c = a + (b + c)
(a.b).c = a.(b.c)
- Tính chất phân phối
a.(b + c) = a.b + a.c
- Tính chất cộng với 0, nhân với 1
a + 0 = a
a.1 = a
0 Nhận xét