CÁC TRƯỜNG HỢP INTUITIVE TRONG F2L

Đầu tinh F2L là gì ? Các bạn sẽ hiểu là làm 2 tầng cùng 1 lúc, do đó kỹ thuật này làm tốc độ hoàn thành rubik  của bạn nhanh hơn

Đây là bài viết giúp các bạn phân biệt và nhận biết bản chất và các dạng trong F2l. Trong này mình sẽ đề cập đến các trường hợp cụ thể và công thức ngắn gọn của nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về F2l. Tuy nhiên mình cũng khuyên đừng làm y nguyên hãy cố gắng biến đổi nó và trong khi học hãy thử tự mò ra sẽ rất có ích cho việc F2l của các bạn sau này 

Mình sẽ chia ra làm các nhóm trường hợp cơ bản nhất để các bạn dễ học và vận dụng hơn. Nếu muốn F2l thì các bạn cũng chỉ cần học 10 công thức là đủ nhưng nếu muốn xoay F2l nhanh thì nên học hết 

Bao gồm :

- 10 trường hợp góc và cạnh không kề nhau  

- 10  trường hợp góc và cạnh kề nhau.




Trước khi học mình xin nói qua về bản chất của F2l cái này cũng khá quan trọng trong việc nhận biết khi học F2l. Để thực hiện F2l (tức là làm 2 tầng cùng 1 lúc) ta phải nhóm các cặp lại với nhau sao cho khi thực hiện bước đưa vào tầng 1 ta sẽ được luôn cả 1 cặp ở tầng 2. Và bước nhóm các cặp vào nhau được coi như là cách ta setup để các trường hợp về dạng của các trường hợp đã tạo thành cặp đúng như dưới đây 

          URU’R’                               RUR’                            U’F’UF                            F’U’F


Các bạn có thể thấy đây là các TH mà các cặp đã ở vị trí đúng ta có thể dễ dàng thực hiên tầm 3-4  move là xong. Vì vậy nếu chú ý quan sát 1 chút các bạn sẽ thấy tất cả các TH trong F2l đều là về những TH trên 




Bây giờ thì mình sẽ đi vào từng TH một. Đầu tiên mình sẽ nói về các TH góc cạnh kề nhau trước vì các TH dễ nhận biết hơn

Chú ý: mình sẽ đóng ngoặc bước thiết lập để đưa về 1 trong 4 TH trên và bước hoàn thiện

 Ngoài ra xem màu của 2 cục góc và cạnh theo thứ tự ưu tiên (cái này tùy vào màu bạn chọn khi làm tầng 1)

 - Trong các công thức sẽ có F và F’ nhưng bạn có thể làm dễ dàng hơn nếu xoay y hoặc y’ để biến F và F’ thành L hoặc L’ khi đó sẽ dễ finger trick hơn

- Xem 2 màu ở tầng trên (được đánh dấu) :

   + Có màu trắng không (đối với góc) 

   + Có cùng màu không (đối với cạnh)



10 trường hợp góc và cạnh không kề nhau  


 1  

(U’RU2R’U’)(F’U’F) TH này có thể nhận biết là các màu chéo nhau và màu trắng nằm bên trái




2  

(R’U2R) ( RUR’) Tương tự TH trên nhưng lần này màu trắng nằm bên phải




3

 

(F’UFU2) ( RUR’) TH này màu trắng nằm bên trái nhưng các màu mặt trên trùng nhau




4  

(RU’R’U2) ( F’U’F) Tương tự nhưng màu trắng nằm bên phải




5  

(R’UR) ( F’U’F) Màu trắng nằm bên trái các màu chéo nhau




6

 

(U’RU’R’U) ( RUR’) Tương tự nhưng màu trắng nằm bên phải




7  

(F’U2FU) (F’U’F) Các màu chéo nhau còn màu trắng nằm bên trên cặp hướng về bên trái




8  

(RU2R’U’) ( RUR’) Tương tự nhưng cặp hướng về bên phải




9

 

(F’U’FU’F’U’FU) (URU’R’) Các màu ở mặt dưới trùng nhau và màu trắng nằm bên trên




10  

(RUR’URUR’U’)( U’F’UF) Tương tự nhưng các màu trùng nhau nằm bên phải






10 trường hợp góc và cạnh kề nhau  


 Phân loại : 

- Trường hợp 1 => 2 : không có màu trắng ở trên, 2 màu bên trên không giống nhau. Tách 2 cục này ra.

- Trường hợp 3 => 6 : không có màu trắng ở trên, 2 màu bên trên giống nhau. Ghép 2 cục này lại

- Trường hợp 7 => 10 : có màu trắng ở trên. Ghép 2 cục này lại.




1  

 

(U’ R U R' U) ( RUR’) - 2 màu ở mặt trên không có màu trắng và với vị trí cục màu trắng nên xoay U’

- Bước tiếp theo không xoay RU2 để ghép lại mà xoay RU (trường hợp 1 và 2 không ghép mà tách nó ra)




2  

(U F' U' F U') ( F’U’F)

- 2 màu ở mặt trên không có màu trắng và với vị trí cục màu trắng nên xoay U

- Bước tiếp theo không xoay F’U2 để ghép lại mà xoay F’U’



3  


(U F' U2 F U’) (U’F’UF) - 2 màu ở mặt trên giống nhau (màu đỏ) và với vị trí cục trắng nên xoay U

- Tiếp theo ghép 2 cục này lại 



4  

(U' R U2 R' U) (URU’R’)

- 2 màu ở mặt trên giống nhau và với vị trí cục trắng nên xoay U’

- Tiếp theo ghép 2 cục này lại 



5  



(U F' U' F U') (U’F’UF)

Trường hợp này giống trường hợp 3 . 



6

 

(U' R U R' U) (URU’R’)

Trường hợp này giống trường hợp 4. 



7

(U R U2 R') (URU’R’)

Có màu trắng ở mặt trên. Xoay cục cạnh sao cho màu đỏ của cục cạnh về với mặt màu đỏ . Xoay U



8  

(U’ F’ U2 F) (U’F’UF) Có màu trắng ở mặt trên. Xoay cục cạnh sao cho màu xanh của cục cạnh về với mặt màu xanh . Xoay U’



9  


(U2 R U R') (URU’R’)

Tượng tự trường hợp 7 và 8. Xoay sao cho màu đỏ của cục cạnh về với mặt màu đỏ . Xoay U2



10  

(U2 F' U' F) (U’F’UF) Tượng tự trường hợp 7 và 8. Xoay sao cho màu xanh của cục cạnh về với mặt màu xanh . Xoay U2




Trên đây là 20 TH cơ bản để nắm rõ bản chất của F2l với 20 TH này bạn đủ có thể để F2l ngang với kiểu xoay từng tầng hiện tại (nếu bạn đang làm dùng) vì thế mình khuyên khi học xong 10 TH đầu (hoặc sau) thì hãy áp dụng luôn để làm quen với F2l khi đã thành thục thì mọi người có thể xem các TH còn lại sẽ rất dễ nhớ ko cần học thuộc nữa


Nguồn : rubikvietnam