Tóm tắt lý thuyết 



1.1. Tế bào là gì?
   - Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể của mọi sinh vật.



1.2. Kích thước và hình dạng của tế bào ra sao?
   - Tế bào có kích thước nhỏ không quan sát được bằng mắt thường, 
       hoặc lớn có thể quan sát bằng mắt thường, 
       kích thước dao động 1Mm - 100mm

   - Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau : hình cầu, hình đĩa, hình sợi, hình sao, ....

    


1.3. Tế bào được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?
Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là:
   + Màng tế bào: có chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
   + Chất tế bào: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
   + Nhân tế bào (tế bào nhân thực)/vùng nhân (tế bào nhân sơ): là nơi chứa vật chất di truyền và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào


1.4A Thế nào là tế bào nhân sơ :
 Tế bào nhân sơ là tế bào có vùng nhân bao bọc vật chất di chuyền  là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống 
   

1.4B Thế nào là tế bào nhân thực :
   Tế bào nhân thực là tế bào có màng nhân bao bọc vật chất di chuyền  là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống
   Trong tế bào nhân thực có tế tào thực vật và tế bào động vật

   Lưu ý : Lục tạp chỉ có ở tế bào thực vật vật , có chức năng quang hợp 
    

2.1 Tế bào lớn lên như thế nào?
   - Tế bào thực hiện sự trao đổi chất để lớn lên đến một kích thước nhất định.

2.2 Thế nào là sự sinh sản của tế bào?
   - Một số tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con gọi là sự sinh sản của tế bào.
      Sau n lần sinh sản sẽ nhân đôi sẽ tạo thành 2^n tế bào mới


2.3 Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? 
   - Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, ngoài ra nó còn giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoạc tế bào chết ở sinh vật.



BÀI TẬP


KHTN 6 trang 89 Câu 1

Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau:


a, Thành phần nào là màng tế bào?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. (4)

Chọn đáp án A

b, Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. (4)

Chọn đáp án C


KHTN 6 trang 89 Câu 2

Vẽ và chú thích các thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực



KHTN 6 trang 89 Câu 3

Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Gợi ý trả lời

Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế bào tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.



Sách giáo khoa



 







Thảo luận bài học


1. Khái quát chung về tế bào

Thảo luận 1. Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì?

Gợi ý

Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào

Thảo luận 2. Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ?

Gợi ý

Kích thước của tế bài rất nhỏ (1µm, 10µm, 100µm, 1mm, 10mm). Chúng ta có thể quan sát tế bào có kích thước 1mm hoặc 10mm bằng mắt thường; tế bào 1µm, 10µm hoặc 100µm có thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học

Ví dụ:

  • quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá, trứng ếch,...
  • quan sát bằng kính hiển vi quang học: tế bào vi khuẩn, tế bào động vật,...

Thảo luận 3. Hãy cho biết một số hình dạng của tế bào trong hình 17.3

Gợi ý

Trong hình 17.3, một số hình dạng của tế bào quan sát được là: hình cầu, hình sợi, hình dĩa, hình sao, hình nhiều cạnh, hình thoi,...

Quan sát hình 17.4, 17.5 và trả lời câu hỏi:

Thảo luận 4. Nhận biết các thành phần có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Gợi ý

Thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: màng tế bào, nhân tế bào, chất tế bào và màng nhân

Thảo luận 5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Gợi ý

Điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: tế bào nhân thực có lục lạp, còn tế bào nhân sơ thì không có

Thảo luận 6. Thành phần nào có trong tế bào động vật?

Gợi ý

Lục lạp là thành phần có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật

Thảo luận 7. Xác định chức năng các thành phần của tế bào băng cách nối mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B

Gợi ý

Nối cột A và B: 1-b 2-c 3-a

2. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Thảo luận 8. Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?

Gợi ý 

Dấu hiệu cho thấy sự lớn lên của tế bào: các tế bào có sự thay đổi về kích thước và hình dạng

Thảo luận 9. Quan sát hình 17.7a, 17.7b hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào

Gợi ý

Dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào: tế bào phân chia thành các tế bào con khác. Từ một tế bào mẹ phân chia thành 2 tế bào con.

Thảo luận 10. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n

Gợi ý:

Số tế bào được tạo ra lần thứ I: 2 tế bào

Số tế bào được tạo ra lần thứ II: 4 tế bào

Số tế bào được tạo ra lần thứ III: 8 tế bào

Số tế bào tạo ra lần thứ n: số tế bào = ax2n

Trong đó, n là số lần sinh sản, a là số tế bào đầu tiên tham gia vào sinh sản.

Thảo luận 11. Em bé sinh ra nặng 3kg, khi trưởng thành có thể nặng 50kg, theo em, sự thay đổi này do đâu?

Gợi ý

Do các tế bào trong cơ thể thực hiện trao đổi chất để lớn lên đến một kích thước nhất định.